Vì sau có văn hóa cụng ly khi uống rượu
Từ đông sang tây, từ cổ chí kim khi con người uống rượu thì đều có thói quen cụng ly. Từ ly rượu chuối hột cho đến ly rượu champaign cũng đều cụng ly chạm cốc khi uống cùng nhau. Ta cũng khá quen với việc uống rượu là cụng ly, cụng nhiệt tình nhưng mà có lúc nào tự hỏi vì sao uống rượu phải cụng ly chưa nhỉ?
Câu hỏi này hơi khó à nha, chắc các chiến hữu ít biết. Thôi thử nghe Tám Lầy lý giải: "Uống rượu thì phải làm sao cho tai - mắt - mũi - miệng phải được thưởng thức cho đều. Mũi thì được ngửi mùi thơm đầm, miệng được thưởng vị nồng cay, mắt còn được ngắm màu rượu nhưng lỗ tai lại bị "ở không". Uả sao kì vậy? Mình phải cụng ly cho thiệt kêu thiệt to để nghe sướng tai nữa thì mới gọi là chuẩn chớ".
Cả bàn gật gù, hết lời khen và quyết nâng ly cụng một cái thưởng cho sự lý giải của Tám Lầy. Hỏi tới mới hay, Tám cũng chỉ lượm lặt chuyện hay hay trên mạng để làm quà cho các chiến hữu.
Trong các bữa tiệc người ta đều thích cụng ly uống rượu để tăng thêm không khí vui mừng, long trọng, hành động cụng ly không đơn giản là thói quen trên bàn rượu, mà còn được chú trọng nâng lên là nét văn hóa. có thể đem lại sự thành công trong công việc, sự kính nể, hay đôi khi nó nói lên cá tính của mỗi con người. Mục đích của việc cụng ly hiện nay là để chúc mừng, để chia vui, chia buồn,.. Nói chung là “Ở đâu có nhậu, ở đó có cụng ly”.
Cụng ly rượu với nhau là một văn hóa có phép tắt
Đôi khi người trẻ thường không câu nệ việc cụng ly, cụng thế nào cũng được miễn kêu tách tách cho vui tai là được. Nhưng những người có tuổi thường không như thế. Họ có thể đánh giá về tính cách, mức độ hiểu biết chỉ qua cách cụng ly, đơn cử như khi mời rượu với ông bố vợ, chàng rể nên cầm ly bằng hai tay và miệng ly khi tiếp xúc phải luôn thấp hơn ly của người lớn để thể hiện thái độ tôn trọng mà lịch sự. Nên nâng ly mời bằng hai tay, không dùng một tay nâng ly một tay vịn hờ cho có lệ. vì sẽ bị các cụ bắt lỗi vì các cụ cho rằng cầm hai tay kiểu đó là miễn cưỡng.